Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay tại Việt Nam, nhất là vào mùa mưa. Hãy cùng Pestakill tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết nhé!
SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Theo cách gọi quốc tế đó là Sốt xuất huyết Dengue.
Căn bệnh sốt xuất huyết này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm.
Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần. Ví dụ như tui, đã bị sốt xuất huyết 2 lần. ^^.
NGUYÊN NHÂN GÂY SỐT XUẤT HUYẾT
Bệnh sốt xuất huyết không tự sinh ra mà nó được truyền từ người này sang người khác qua vật thể trung gian đó là muỗi Aedes (hay còn gọi là muỗi vằn).
Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus sốt xuất huyết, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 10 đến 12 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Người bị đốt sẽ phát bệnh sau 4 đến 13 ngày.
TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm phải loại virus gây bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng cổ điển (thể nhẹ)
Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rầm rộ hơn ở trẻ em, thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng. Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:
- Đau phía sau mắt
- Đau nhức đầu nghiêm trọng
- Đau khớp và cơ
- Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
- Phát ban
- Buồn nôn và ói mửa
Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não), triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây xuất huyết đường tiêu hóa sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái…
Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng, có thể người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)
Đây là thể bệnh dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn, bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp…
Trường hợp này thường xảy ra ở người bệnh trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus, sau khoảng 2 – 5 ngày mắc bệnh thì bệnh sẽ có tiến triển nặng, dạng bệnh này có thể xảy ra ở trẻ và gây tử vong nhanh chóng.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỐT XUẤT HUYẾT
Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
GIAI ĐOẠN KHỞI SỐT
Người bệnh thường sốt cao đột ngột, liên tục kèm nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Đi kèm với đó là đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
Cần đưa ngay đến cơ sở y tế nếu có những dấu hiệu sau:
- Chảy máu (các chấm hay đốm đỏ trên da; chảy máu mũi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo);
- Nôn liên tục;
- Đau bụng dữ dội;
- Lơ mơ, rối loại trí thức hoặc co giật;
- Xanh tím, tay chân lạnh ẩm;
- Khó thở
GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM
Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau:
– Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.
– Vật vã, lừ đừ, li bì, nôn ói.
– Có biểu hiện thoát huyết tương, nếu nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp (HA) kẹt (hiệu số HA tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg hoặc tụt HA, không đo được HA, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.
– Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt.
– Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.
– Xuất huyết nặng: Chảy mãu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết cũng xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như thuốc hạ sốt Aspirin, Ibuprofen hoặc dùng corticod, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, viêm gan mạn.
– Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.
GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC
Nếu bạn có thể vượt qua giai đoạn 2 thành công thì sẽ đến giai đoạn hồi phục. Thường vào ngày thứ 7-10 của bệnh. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Số lượng tiểu cầu tăng dần và trở về trạng thái bình thường.
Đừng chủ quan nghĩ rằng bị sốt xuất huyết 1 lần rồi sẽ không bị sốt xuất huyết nữa. Hiện tại, ở Việt Nam chúng ta có 4 tuýp sốt xuất huyết là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Bạn bị nhiễm loại nào thì sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó. Nhưng có thể nhiễm 3 loại còn lại. Ở Việt Nam hiện tại, bạn có thể bị sốt xuất huyết 4 lần bởi 4 chủng khác nhau.
CÁCH ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Thực tế, có nhiều người chưa hiểu hết về bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là rất lớn.
Do vậy, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là rất cần thiết để có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết phù hợp.
- Giai đoạn điều trị sốt xuất huyết ở nhà: Khi phát hiện biểu hiện sốt từ 2 – 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà và biện pháp điều trị duy nhất là bù nước cho người bệnh.
- Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12-24 giờ): Cần phải đưa người bệnh nhập viện ngay khi biện pháp bù nước bằng đường uống không mang lại kết quả và người bệnh xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
- Giai đoạn nhập viện thời gian dài (>24 giờ): Bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải nhập viện điều trị ngay khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở…
Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao.
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể).
CÁCH PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT
Sốt xuất huyết không tự gây ra mà bị lây nhiễm thông qua tác nhân gây bệnh là muỗi vằn. Vì vậy, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất đó là diệt trừ muỗi vằn và xóa bỏ môi trường sống của chúng bằng các cách như:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi vào đẻ trứng.
- Một vòng đời của muỗi cái có thể đẻ từ vài chục đến vài trăm trứng. Do đó, các hộ gia đình có thể thả cá nhỏ, cá bảy màu hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.
- Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. Có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ chứa nước vì muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng ở mép nước.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh nước đọng. Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng sẽ giúp hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
- Đối với những dụng cụ chứa nước như khay nước tủ lạnh, bát nước kê chạn hoặc tủ đựng chén bát… thì người dân có thể cho muối hoặc dầu ăn vào nước sẽ khiến muỗi không thể đẻ trứng.
- Bình đựng hoa phải thường xuyên được thay nước.
- Xông khói để xua muỗi.
- Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ổ nước.
- Phát quang cây cối: Vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.
- Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Bạn cũng có thể diệt trừ muỗi bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt muỗi hiệu quả và an toàn nhất tại Pestakill để tiêu diệt muỗi. Ngoài ra thì chúng tôi còn cung cấp dịch vụ phun thuốc diệt muỗi tại nhà. Nếu bạn có nhu cầu thì vui lòng gọi hoặc nhắn tin Zalo 0903 682 456 để được tư vấn và báo giá dịch vụ.
- Diệt Muỗi Tại Quận Tân Bình - 03/09/2023
- Cách chống mối cho nhà mới xây - 19/08/2023
- Phòng Chống Mối Công Trình Xây Dựng - 11/08/2023