Gián là một loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà chúng ta. Nhưng bạn đã biết được gì về loài gián này? Hãy cùng Pestakill tìm hiểu các thông tin cơ bản về loài gián nhé.
Nội Dung
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIÁN
Gián có tên khoa học đầy đủ là Blattodea. Đây là một bộ côn trùng thuộc lớp Sáu chân (Hexapoda), ngành Chân đốt (Arthropoda).
Gián là một trong những loài côn trùng cổ xưa nhất trên Trái đất. Hóa thạch gián cổ nhất được tìm thấy có niên đại khoảng 350 triệu năm trước, thuộc kỷ Carbon. Điều này cho thấy gián đã tồn tại từ rất lâu trước khi loài người xuất hiện.
Qua hàng trăm triệu năm tiến hóa, gián đã phát triển thành một loài côn trùng vô cùng thích nghi và bền bỉ. Chúng có thể sống sót trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau, từ sa mạc khô cằn đến rừng nhiệt đới ẩm ướt. Khả năng thích nghi cao này giúp gián tồn tại qua nhiều biến cố địa chất và khí hậu, trở thành một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên hành tinh.
Gián được phân loại thành khoảng 4600 loài khác nhau, thuộc 6 họ chính:
- Họ Blaberidae.
- Họ Blattidae.
- Họ Cryptocercidae.
- Họ Ectobiidae.
- Họ Lamproblattidae.
- Họ Nocticolidae
Trong đó, các họ Blattidae và Ectobiidae chứa nhiều loài gián phổ biến nhất gây hại cho con người.
Tại Việt Nam, có khoảng 70 loài gián được ghi nhận. Trong đó, một số loài phổ biến nhất gây hại trong môi trường sống của con người bao gồm:
- Gián Mỹ (Periplaneta americana): Còn gọi là gián cống, có kích thước lớn, màu nâu đỏ, cánh phát triển đầy đủ.
- Gián Đức (Blattella germanica): Còn gọi là gián bếp, có kích thước nhỏ hơn, màu nâu vàng với 2 vạch đen song song trên lưng.
- Gián nâu (Blatta orientalis): Còn gọi là gián phương Đông, có màu nâu sẫm đến đen.
CẤU TẠO CƠ THỂ CỦA GIÁN
Cơ thể gián được chia thành 3 phần chính: Đầu, ngực và bụng.
Phần đầu: Có hình tam giác, có thể xoay 180 độ giúp gián dễ dàng quan sát xung quanh; 2 mắt kép lớn giúp phát hiện chuyển động; một cặp râu dài, nhạy cảm với mùi, có thể phát hiện các chuyển động nhỏ nhất trong không khí. Miệng kiểu nhai gặm với hàm trên, hàm dưới và môi dưới phát triển.
Ngực: Chia làm 3 đốt: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi đốt ngực mang 1 đôi chân khỏe, có gai và móng giúp bám và di chuyển nhanh. Ngực giữa và ngực sau mang 2 đôi cánh (trừ một số loài không cánh). 6 chân khỏe cho phép gián di chuyển nhanh nhẹn, thậm chí có thể chạy ngược trên trần nhà. Cánh giúp một số loài bay được, nhưng chủ yếu dùng để lướt xuống từ trên cao.
Bụng: Gồm 10 đốt, đốt cuối mang 1 đôi mấu đuôi (cerci) nhạy cảm. Chứa các cơ quan nội tạng như hệ tiêu hóa, hệ sinh sản. Có các lỗ thở (spiracles) dọc hai bên thân. Cấu trúc dẹp giúp gián dễ dàng chui vào các khe hở nhỏ. Mấu đuôi nhạy cảm giúp phát hiện nguy hiểm từ phía sau.
QUÁ TRÌNH SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
Gián trải qua quá trình biến thái không hoàn toàn với 3 giai đoạn chính: trứng, ấu trùng và trưởng thành.
Giai đoạn trứng: Trứng được đóng gói trong một túi trứng gọi là oothecae; Mỗi túi chứa 16-50 trứng tùy loài, thời gian ấp nở từ 24-215 ngày tùy điều kiện.(Gián Mỹ: 6-14 túi trứng/đời, mỗi túi 14-16 trứng. Gián Đức: 4-8 túi trứng/đời, mỗi túi 30-40 trứng). Như vậy, một con gián cái có thể sinh ra từ 100-1500 con trong suốt đời. Túi trứng có vỏ cứng bảo vệ, thường được gián cái mang theo hoặc gắn vào các bề mặt an toàn.
Giai đoạn ấu trùng (nymph): Ấu trùng nở ra có hình dạng giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn và không có cánh. Trải qua 5-7 lần lột xác để lớn lên trong khoảng từ 1-18 tháng tùy loài và điều kiện. Ấu trùng có màu sắc nhạt hơn, vỏ ngoài mềm hơn. Chúng rất tham ăn để tích lũy năng lượng cho quá trình lột xác và phát triển.
Giai đoạn trưởng thành: Sau lần lột xác cuối cùng, gián trở thành con trưởng thành có khả năng sinh sản. Tuổi thọ trung bình 6-12 tháng, một số loài có thể sống tới 2-3 năm. Gián trưởng thành có cánh phát triển đầy đủ (trừ một số loài), màu sắc đậm hơn và vỏ ngoài cứng cáp hơn.
- Gián đực: Thường nhỏ hơn và thon hơn so với gián cái. Có 8 đốt bụng nhìn thấy được từ mặt bụng. Có cặp mấu sinh dục (styli) ở đốt bụng cuối. Cánh thường dài hơn, che phủ toàn bộ bụng.
- Gián cái: Thường to hơn và tròn hơn. Có 6 đốt bụng nhìn thấy được từ mặt bụng. Không có mấu sinh dục ở đốt bụng cuối. Cánh thường ngắn hơn, không che hết bụng.
THỨC ĂN CỦA LOÀI GIÁN
Gián là loài ăn tạp, có thể ăn hầu hết mọi thứ có nguồn gốc hữu cơ. Thức ăn ưa thích của chúng bao gồm:
- Thực phẩm của con người: bánh mì, ngũ cốc, thịt, rau quả…
- Chất hữu cơ phân hủy: xác động thực vật, phân, rác thải…
- Giấy, vải, da, keo dán…
- Tóc, móng tay, da chết của người và động vật.
Gián có thể sống nhiều ngày không cần thức ăn, nhưng chỉ vài ngày không có nước là chết. Do đó, nguồn nước là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của gián.
MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA GIÁN
Như phần thức ăn của gián thì Pestakill đã nói, gián chỉ sống được vài ngày nếu không có nước. Vì vậy, nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong môi trường sống của gián. Gián có thể thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, nhưng chủ yếu ưa nơi ấm áp, tối và ẩm ướt.
Một số nơi gián thường xuất hiện:
- Trong nhà: Tủ bếp, sau tủ lạnh, dưới bồn rửa, sau bồn cầu, trong ống thoát nước, khe nứt tường, sàn nhà, sau các thiết bị điện tử.
- Ngoài trời: Cống rãnh, hố ga,thùng rác, bãi rác, dưới lá mục, thân cây mục, hang, hốc đá.
Gián có khả năng chui qua các khe hở rất nhỏ (chỉ 1.6mm với gián Đức) nên dễ dàng xâm nhập vào nhà qua các đường ống, khe cửa.
TÁC HẠI CỦA GIÁN
Gián là côn trùng gây hại cho con người cả từ sức khỏe đến tinh thần, nhất là các chị em phụ nữ.
Gây ra nỗi ám ảnh lớn cho nhiều người, lo lắng có thể dẫn đến stress, có người thì tối không dám ngủ vì sợ, có người thì khóc ré lên khi nhìn thấy gián. Nói chung thì “Tiểu Cường” mang lại nỗi ám ảnh cho nhiều người.
Lây lan mầm bệnh: Gián có thể mang trên mình hơn 40 loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm E. coli, Salmonella, Staphylococcus… – Chúng cũng có thể truyền các loại virus, nấm và ký sinh trùng. Mầm bệnh được lây lan qua phân, nước bọt và xác chết của gián.
Gây dị ứng và hen suyễn: Gián có mùi hôi khó chịu, phân và xác gián chứa các chất gây dị ứng mạnh. Tiếp xúc thường xuyên có thể gây ra các triệu chứng dị ứng, hen suyễn, đặc biệt ở trẻ em.
Làm hỏng thực phẩm và vật dụng: Gián ăn và làm bẩn thực phẩm, gây lãng phí và nguy cơ ngộ độc. Chúng có thể gặm nhấm và làm hỏng quần áo, sách vở, đồ điện tử.
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁN HIỆU QUẢ
Để có thể kiểm soát gián hiệu quả thì ta cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau từ phòng ngừa đến xử lý diệt gián tận gốc, tránh gián bị phát sinh trở lại.
Để ngăn ngừa gián xuất hiện thì bạn có thể tập trung vào các vấn đề sau:
Vệ sinh môi trường:
- Dọn dẹp sạch sẽ, không để thức ăn thừa.
- Bảo quản thực phẩm trong hộp kín.
- Thường xuyên đổ rác, giữ thùng rác sạch sẽ.
- Loại bỏ các nguồn nước đọng.
Ngăn chặn đường xâm nhập:
- Bịt kín các khe hở, lỗ thông hơi.
- Lắp lưới chắn cửa sổ, cửa ra vào.
- Kiểm tra kỹ đồ đạc trước khi đưa vào nhà. Có thể một số đồ vật mà bạn từ bên ngoài vào nó có thể sẽ có những con gián hoặc những bọc trứng gián ở trong đó. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ đồ vật mang về trước khi vào nhà.
- Sử dụng bẫy dính ở những nơi gián có thể chui từ bên ngoài vào nhà.
Các biện pháp diệt gián hiệu quả:
- Sử dụng bẫy keo dính: Đặt ở những nơi gián thường xuyên xuất hiện, có thể may mắn là chúng sẽ đi qua và dính vào bẫy này. Bạn có thể đặt thêm mồi vào bẫy để gián tìm tới ăn. Nhưng phương pháp này tương đối hiệu quả ít.
- Nuôi các loài thiên địch của gián như thằn lằn, nhện…
- Sử dụng bả diệt gián: Hiện tại trên thị trường có nhiều loại bả diệt gián sinh học khác nhau, bạn có thể mua về và bơm đặt bả vào các vị trí mà gián thường xuyên xuất hiện, chúng sẽ ăn bả này và dẫn đến tử vong. Một số loại bả diệt gián hiệu quả mà Pestakill đang bán như Optigard Cockroach bait, Cleanbait Power, Blattanex Cockroach gel, Zenithor,…
- Sử dụng thuốc diệt gián dạng phun xịt: Bạn có thể tự mua thuốc diệt gián về pha với nước rồi phun xịt, nhưng việc này thì cần phải có dụng cụ bảo hộ, kỹ thuật chuyên môn và nắm rõ thông tin về loài gián. Nếu không thì bạn sẽ không xử lý triệt để.
Nếu bạn cần một đơn vị công ty dịch vụ diệt gián chuyên nghiệp, hiệu quả mà giá rẻ thì có thể liên hệ với Pestakill để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết về loài gián. Chúng không chỉ gây khó chịu mà còn mang lại nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Để kiểm soát hiệu quả gián, cần có sự kết hợp giữa các biện pháp vệ sinh, ngăn chặn và tiêu diệt. Việc hiểu rõ về đặc điểm sinh học, tập tính và môi trường sống của gián sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa và xử lý phù hợp.
- THUỐC DIỆT MUỖI KHÔNG MÙI - 09/11/2024
- LOÀI GIÁN - 24/09/2024
- DIỆT KIẾN BA KHOANG TẠI TPHCM - 15/09/2024