Bạn tìm mua hóa chất thường nghe nói tới MSDS. Vậy bạn có hiểu từ MSDS là gì và mục đích của MSDS là gì không? Hãy cùng Pestakill tìm hiểu nhé!

MSDS LÀ GÌ?

MSDS là từ viết tắt của Material Safety Data Sheet nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.

MSDS là một văn bản chứa thông tin về các mối nguy tiềm ẩn (sức khỏe, hỏa hoạn, phản ứng và môi trường), các thuộc tính cụ thể của một hóa chất cụ thể và cách làm việc an toàn với nó. Nó cũng chứa thông tin về việc sử dụng, lưu trữ, xử lý và các quy trình khẩn cấp liên quan đến các mối nguy hiểm của hóa chất.

MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý.

Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển.

Đối với những đơn vị thi công các công trình lớn như tòa nhà, trường học, chung cư khi mua thuốc chống mối cho nền móng công trình thường yêu cầu các tài liệu về MSDS về sản phẩm thuốc chống mối cần sử dụng.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc chống mối công trình tốt nhất

THÀNH PHẦN CỦA MSDS

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

– Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.

– Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v

– Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.

– Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

– Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.

– Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.

– Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.

– Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.

– Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.

– Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.

– Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.

– Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.

– Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).

– Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.

Xem ví dụ cụ thể về MSDS của thuốc diệt mối Termize 200SC ===> MSDS Termize 200SC

5/5 - (1 bình chọn)
Võ Vũ
Follow me
Latest posts by Võ Vũ (see all)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image

0903 682 456
0903 682 456
error: Cấm sao chép!