Có khi nào bạn đang ngủ mà lại con gì đó bò đến cắn mà không hề hay biết. Tới một lúc sau thì lại thấy ngứa hay đau nhức. Hãy cùng Pestakill tìm hiểu về các loại côn trùng cắn trên giường phổ biến hiện nay nhé!
Nội Dung
CÔN TRÙNG TRÊN GIƯỜNG
Khi bạn ngủ trên giường thì có thể sẽ có nhiều loại côn trùng khác nhăm nhe 1 “chiếc” máu trên người của bạn hoặc chỉ vì vô tình bạn tiếp xúc với nó, khiến nó phản xạ tự vệ để phòng thủ. Trong số đó thì có nhiều loại cắn như rệp giường, bọ chét, bọ rùa, rết, muỗi. Một số thì lại tiết ra chất trong cơ thể như kiến ba khoang.
Kể cả là bạn đang ngủ trên giường, dưới nền chiếu đất hoặc là nệm mà bị con gì đó cắn thì đều có khả năng bị côn trùng tấn công; đặc biệt là những nhà trọ, nhà ở khu vực ẩm ướt, u tối hoặc là ngủ trong khách sạn mà bị côn trùng cắn thì có thể là một trong số các loại côn trùng sau đây.
Dưới đây, Pestakill sẽ giới thiệu đến các loại côn trùng trên giường phổ biến nhất và dấu hiệu nhận dạng vết cắn của côn trùng và cách xử lý đơn giản. Trong phạm vi bài viết này thì Chúng tôi chỉ giới thiệu cơ bản về nguyên nhân và dấu hiệu bị côn trùng cắn để mọi người có thể nhận biết mà thôi.
BỊ RỆP GIƯỜNG CẮN
Những nơi thường bị rệp giường cắn đó là khách sạn, nhà nghỉ, doanh trại, resort,…nơi mà thường xuyên có người thay đổi người ở liên tục hoặc nơi ở tập thể.
Nguyên nhân
Nhà bị rệp giường thì thường là mang từ bên ngoài về, ví dụ như đi chơi xa, nghỉ ở nhà nghỉ, khách sạn rồi mang về nhà hoặc là bạn mua các đồ dùng trong nhà như chăn gối, nệm, quần áo,… mà nó có con rệp giường bám trong đó.
Dấu hiệu nhận biết rệp cắn
Cảm giác ngứa ở vết cắn, kích thích ta phải gãi cho đã ngứa; vết cắn mẫn đỏ, thường thì sẽ vết đỏ đậm ở vết cắn, đỏ nhạt dần xung quanh vết cắn. Sau 1 thời gian thì miệng vết cắn sẽ bầm tím, sau khi khô lại thì vết cắn sẽ để lại vết thâm nám. Khi rệp giường cắn thì ta sẽ không phát hiện ra ngay, mà thường là khoảng 5 phút sau mới cảm thấy ngứa. Tới lúc đó đi tìm kiếm “kẻ hạ thủ” thì lại không thấy đâu. Rất khó phát hiện.
Rệp giường là loại côn trùng rất khó để diệt tận gốc nếu không biết xử lý, nếu để lâu dài thì chúng sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh, có thể lây lan đến các căn phòng khác trong nhà, hoặc khách sạn.
Cách xử lý vết thương do rệp giường cắn
Có thể tự điều trị các vết rệp cắn tại nhà nếu không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc phản ứng gì nghiêm trọng. Rửa tổn thương da bằng nước sạch và xà phòng để làm sạch vết cắn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn da và giúp giảm ngứa. Nếu vết cắn ngứa nhiều, không nên gãi hay chà xát mạnh. Có thể dùng một loại kem có corticosteroid loại nhẹ không cần toa bác sĩ, để thoa lên vết cắn. Vết cắn của rệp thường lành tính và có thể biến mất sau 1-2 tuần.
Nên đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị khi: có nhiều vết cắn, nổi bóng nước, ngứa nhiều, vết cắn đau, chảy máu, phản ứng dị ứng da nặng: sưng đỏ, đau, phát ban lan rộng… tại đây tùy theo tổn thương, bác sĩ mới có chỉ định cụ thể cho việc dùng thuốc.
Điều quan trọng là cần phải tầm soát rệp để tránh sự lây lan. 50 năm về trước, những loại thuốc trừ sâu như DDT, phosphate hữu cơ, carbamate, hỗn hợp chứa pyrethroid được dùng diệt rệp rất hữu hiệu. Tuy nhiên, do tính độc hại cho người và môi trường nên các hóa chất này đã bị hạn chế sản xuất.
Phòng và diệt rệp: biện pháp đơn giản nhất là giũ sạch giường, chiếu, nệm; gõ mạnh vạt giường xuống sàn để tìm và diệt rệp; lấy que khều bắt rệp ở các khe hở của giường. Sau đó, dùng nước sôi chế vào các khe, kẽ giường hoặc dùng que lửa hơ nóng để đốt chết rệp con và trứng. Giặt giũ quần áo, chăn nệm bằng nước nóng >50oC. Có thể dùng dipterex 2-3% hoặc pyrethrin 0,1-0,2% phun xịt vào những nơi có rệp. Chỉ phun một lần cũng có thể tiêu diệt được rệp nhưng nếu cần có thể thực hiện thêm lần thứ hai, cách lần thứ nhất tối thiểu 2 tuần.
Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-khi-bi-rep-can-n114738.html
BỊ GIÁN CẮN
Có thể là bạn ngạc nhiên khi nghe đến chuyện này, nhưng thực tế là gián cũng có thể là đối tượng cắn bạn. Đặc biệt là những người ở phòng trọ hay ngủ lại trực tiếp tại nơi làm việc như nhà máy, kho xưởng. Những nơi có vệ sinh không tốt, thức ăn thừa thải rơi vãi không dọn, đây là những mục tiêu lý tưởng gián tìm tới.
Nguyên nhân bị gián cắn
Nguyên nhân chính thường là do nơi bạn ngủ không được vệ sinh sạch sẽ, thường ăn trên giường trước khi đi ngủ mà không dọn dẹp vệ sinh lại.
Bạn ngủ dưới sàn, nền, nệm mà không có kê chân giường bên dưới để cách xa mặt đất. Có thể là gián vô tình đi ngang qua thôi chứ không có ý định cắn bạn, có thể bạn di chuyển cơ thể khi ngủ mà làm nó hoảng sợ nên cắn cho nhát.
Xung quanh nhà, nơi bạn ngủ thường xuyên có gián xuất hiện nên nó ghé vào hỏi thăm sức khỏe của bạn tý thôi.
Dấu hiệu nhận biết gián cắn
Dấu hiệu nhận biết gián cắn là xung quanh chỗ bạn ngủ có mùi hôi của gián, ngay chỗ vết gián cắn sưng to, có thể nhức ngay lúc bị cắn.
Cách để ngăn chặn việc bị gián cắn đó là thường xuyên chỗ ngủ, vệ sinh xung quanh nơi ở thường xuyên, thức ăn thừa thải, rơi vãi thì cần phải quét dọn. Chén bát sau khi ăn xong thì cần phải rửa sạch, không để qua đêm.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ diệt gián hay là các sản phẩm thuốc diệt gián thì có thể liên hệ 0903 682 456 để được tư vấn và báo giá.
Xem thêm 1 bài viết về một người phụ nữ ở Thái Lan phải đi cấp cứu vì bị gián cắn.
https://vietnamnet.vn/nguoi-phu-nu-bi-gian-can-khi-ngu-phai-di-cap-cuu-o-thai-lan-2057986.html
BỊ KIẾN BA KHOANG CẮN
Kiến ba khoang thì thường xuất hiện ở cây cảnh, chậu cây, có cây xung quanh nhà như căn hộ chung cư, biệt thự, nhà vườn,…
Nguyên nhân bị kiến ba khoang cắn
Xung quanh nhà có trồng cây xanh, chậu cảnh, buổi tối bạn bật điện trong nhà, hoặc trước hiên nhà. Điều này sẽ thu hút kiến ba khoang bên ngoài nhà tìm tới.
Rồi khi nó đã vào nhà thì xui rủi kiểu gì đó rồi bạn tiếp xúc với nó nên nó mới cắn bạn thôi.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Biểu hiện lâm sàng khi bị kiến ba khoang cắn:
- Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở trên cơ thể như: mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay.
- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu chúng ta ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Người bị đốt có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng có thể gây ra sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Tiến triển của bệnh sau khi bị kiến ba khoang cắn:
- Sau khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh có cảm giác râm ran.
- Trong vòng 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
- Sau 3 ngày, thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Nhận biết vết phỏng do kiến ba khoang cắn:
Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể bị nhầm với một số bệnh ngoài da, đặc biệt rất giống bệnh Zona. Bệnh zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người, nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Tổn thương cơ bản là các mụn nước lõm ở giữa, mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
Nguồn tham khảo: http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/xu-tri-khi-bi-kien-ba-khoang-can-va-cach-phong-chong-746
Cách xử lý vết thương do kiến ba khoang cắn
– Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ và đến gặp bác sỹ để chữa trị.
Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm.
Ngoài ra, bạn cần phải diệt kiến ba khoang trong không gian nhà bạn, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.
Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ diệt kiến ba khoang của Pestakill thì có thể xem thêm tại đây:
BỊ RẾT CẮN
Bị rết cắn thường là khi bạn nằm ngủ dưới đất, thường là trong các phòng trọ nhỏ, có ít không gian và đồ đạc nhiều. Đó là những nơi lý tưởng để rết trú ngụ.
Nguyên nhân bị rết cắn
Nơi bạn ngủ ẩm thấp, có nhiều đồ đạc vật dụng.
Bạn ngủ dưới nền, sàn thấp, không được kê gác cao.
Dấu hiệu nhận biết rệp cắn
Vị trí rết cắn thường ở chân, tay. Đôi khi bị vào vị trí có thể gây nguy hiểm vùng cổ họng.
Vết cắn của rết thường có 3 dấu, hình tam giác.
– Đau cục bộ, sưng và đỏ.
– Chảy máu tại chỗ
– Ngứa hoặc rát bỏng
– Tê, ngứa ran và đau
– Vết đỏ trên da
– Nhiễm trùng cục bộ, hoại tử
– Sưng hạch bạch huyết
Triệu chứng toàn thân
– Sốc phản vệ biểu hiện các mức độ có thể sảy ra sau vài phút khi bị rết cắn.Bệnh nhân cần phải nhận biết và nhập viện điều trị sớm.
Độ 1: Chỉ có triệu chứng ngoài da: Mày đay,ngứa, phù mạch.
Độ 2:
- Mày đay,ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh
- Khó thở, tức ngực, thở rít
- Đau bụng quặn, nôn
- Huyết áp chưa tụt hoặc tăng
- Không có rối loạn ý thức
Độ 3:
- Đường thở: khàn tiếng, thở rít thanh quản
- Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp
- Tuần hoàn: da nhợt, lạnh, ẩm, huyết áp hạ
- Rối loạn ý thức: Hôn mê, rối loạn cơ tròn
-Triệu chứng thần kính
Sảy ra do độc tố loài giống hóa chất xuất hiện tự nhiên trong não như serotonin và histamine. Các triệu chứng này hiếm gặp.
+ Đau đầu, Lo sợ
+ Chóng mặt,
+ Cảm giác mất ý thức
+ Một số hưng cảm, rối loạn ý thức sau rết cắn
– Một số biến chứng thường gặp khác như:
+ Thiếu oxy cho cơ tim, gây nhồi máu cơ tim.
+ Hội chứng tiêu cơ vân cấp
+ Rối loạn đông máu
+ Nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ RẾT CẮN
– Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho điều trị nọc độc của rết.
– Khi có các dấu hiệu phản vệ xử trí theo phác đồ phản vệ.
– Điều trị tại chỗ:
+ Sát khuẩn tại chỗ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
+ Chườm đá lạnh vì cái lạnh làm tăng ngưỡng đau, cản trở sự dẫn truyền thần kinh và co mạch để ngăn phù nề mô.
+ Một số bệnh nhân cho biết cơn đau được cải thiện khi ngâm trong nước nóng, vì nó được cho là làm biến tính bất kỳ chất độc không bền nhiệt nào trong nọc độc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng cho biết đau tăng khi tiếp xúc với nước nóng.
+ Có thể gây tê cục bộ bằng lidocain tại vết cắn sẽ giúp giảm đau đáng kể.
– Điều trị toàn thân:
+ Tiêm SAT dự phòng uốn ván
+ Có thể dùng thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc giải lo âu.
+ Kháng sinh dùng khi có dấu hiệu nhiễm trùng
+ Điều trị các biến chứng nặng khác nếu có như: Hội chứng tiêu cơ vân
Nguồn tham khảo: http://www.benhvienninhbinh.vn/xu-tri-vet-ret-can
BỊ BỌ CHÉT CẮN
Trường hợp bị bọ chét cắn này thường xảy ra ở những người có nuôi các con vật như chó và mèo. Bọ chét có kích thước rất nhỏ.
Nguyên nhân bị bọ chét
Dấu hiệu nhận biết
bị bọ chét cắn
- Vết cắn này thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.
- Vết cắn rất nhỏ trên da với một chấm đỏ nằm chính giữa.
- Thường xuất hiện từng nhóm với ba hoặc bốn vết cắn, đôi khi thành một dãy dài màu đỏ.
- Đôi khi trên da có đóng vảy và được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ nhạt.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ BỌ CHÉT CẮN
Xử lý vết cắn của bọ chét bằng cách sử dụng các thứ có sẵn như:
- Dầu trà
- Kem dưỡng da chứa calamine
- Cortisone
- Giấm
- Thuốc kháng histamin.
Ngoài ra bạn cần phải thực hiện vệ sinh lại không gian nhà ở của mình và vật nuôi trong nhà để có thể kiểm soát được bọ chét triệt để. Nếu không bọ chét sẽ lây lan rất nhanh. Thường xuyên tắm cho vật nuôi.
Sử dụng thuốc diệt bọ chét để vệ sinh lại toàn bộ không gian trong nhà.
Bị bọ rùa cắn
Việc bị bọ rùa cắn không thường xảy ra ở những vùng đô thị, tuy nhiên nếu bạn ở những nơi có nhiều cây trổ bông thì vẫn có khả năng bị bọ rùa cắn.
Ở một số chung cư có trồng cây cảnh, tới mùa trổ bông thì sẽ thu hút các con bọ rùa này tới. Bọ rùa là một côn trùng có lợi, chúng hút nhụy hoa và giúp các hoa này thụ phấn.
Ngoài ra, thì còn có thể là các loài côn trùng bay từ bên ngoài vào nhà. Khi đèn trong phòng bật sáng vào ban đêm thường rất dễ thu hút các loài côn trùng bay từ bên ngoài vào phòng. Có những loài cắn cũng rất ngứa. Vì vậy hãy hết sức lưu tâm.
Vết cắn của con bọ rùa cũng khá tương tự như vết cắn của rệp giường, nếu gãi nhiều cũng sẽ để lại dấu vết.
Để phòng ngừa loài côn trùng này bạn chỉ cần đóng các cửa sổ lại vào buổi tối là được. Bọ rùa bay vào nhà bởi sự thu hút của ánh đèn.
- DIỆT KIẾN BA KHOANG TẠI TPHCM - 15/09/2024
- TẠI SAO PHUN THUỐC DIỆT MUỖI KHÔNG HIỆU QUẢ - 16/08/2024
- DIỆT MUỖI TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN - 09/07/2024